VIỆT NAM ĐẠT THẶNG DƯ THƯƠNG MẠI GẦN 2 TỶ USD TRONG HAI THÁNG ĐẦU NĂM 2020

Thặng dư thương mại của Việt Nam đạt 1,82 tỷ USD chỉ trong hai tháng đầu năm nay bất chấp những tác động mạnh mẽ của đại dịch COVID-19, theo thông tin từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho.

Cụ thể, giá trị xuất khẩu của cả nước trong hai tháng đầu năm tăng 8.4% so với cùng kỳ đạt mức 39,08 tỷ USD, trong đó bao gồm 20,85 tỷ USD trong tháng 2, theo số liệu thống kê được công bố hôm thứ Tư ngày 11/3.

Sự gia tăng này là do tăng trưởng mạnh mẽ giá trị xuất khẩu của nhiều sản phẩm. Trong đó, giá trị xuất khẩu của điện thoại và linh kiện tăng 12,2% tương đương  900 triệu USD;nhóm máy tính là 27,4% với 1,6 tỷ đô la; và nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng là 25,3% tương đương 630 triệu đô la.

Trong hai tháng đầu năm, Việt Nam cũng đã nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa với tổng giá trị 37,26 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2019, với 18,58 tỷ USD nhập vào trong tháng Hai.

Trong đó, xe hơi nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) đạt 14,523 chiếc với tổng giá trị là 333,3 triệu USD. Giảm 43,3 % về số lượng và giảm 41,8% về giá trị nhập so với hai tháng đầu năm 2019.

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam có thể đạt được tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam (EU) có hiệu lực như mong đợi từ tháng 7 năm 2020. EVFTA sẽ mở ra một cơ hội tuyệt vời để thâm nhập thị trường với GDP trị giá 18 nghìn tỷ USD.

Tuy nhiên, Bộ cũng lưu ý rằng đợt bùng phát COVID-19 đã gây ra nhiều khó khăn cho các hoạt động thương mại của Việt Nam. Nếu đại dịch kéo dài sẽ có tác động xấu đến mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu quốc gia trong năm nay.

Hầu hết các nguyên liệu sản xuất của Việt Nam như hàng may mặc và linh kiện điện tử được nhập khẩu từ Trung Quốc, do đó đại dịch cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn hàng nhập khẩu. Xuất khẩu nông sản Việt Nam qua cửa khẩu với Trung Quốc từ tháng 2 năm nay gặp nhiều khó khăn do phía Trung Quốc đã tạm thời đình chỉ giao dịch hàng hóa qua biên giới do sự bùng phát COVID-19.

Do đó, Bộ Công Thương đã làm việc với các hiệp hội hàng hóa, các tập đoàn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đánh giá lại hiện trạng hoạt động sản xuất và xuất khẩu sau đó đề xuất các giải pháp cho Chính phủ để giải quyết những khó khăn trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Ngoài ra, Bộ sẽ ban hành hướng dẫn thực hiện các cam kết của EVFTA. Điều đó sẽ giúp chuẩn bị và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tận dụng lợi thế từ thỏa thuận này để thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới.

Theo Vietnam Insider

Hãy chia sẻ quan điểm của bạn về chủ đề này bằng cách để lại bình luận dưới bài viết hoặc gửi trực tiếp tới chúng tôi qua hòm thư info@sophia.edu.vn.

Chân thành cám ơn!