TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN CÓ CTO? – PHẦN 1
Bạn cảm thấy doanh nghiệp có nguy cơ bị động, thiếu sự chuẩn bị với các “đột phá công nghệ” mới? Tuyến phòng thủ đầu tiên của bạn chính là có cơ cấu nhiệm vụ phù hợp cho một giám đốc công nghệ – CTO (Chief Technology Officer).
Tốc độ thay đổi của nền công nghệ gia tăng chóng mặt khiến việc đón đầu các xu hướng công nghệ và khả năng dự báo trước những tiềm năng “đột phá công nghệ” trở lên vô cùng quan trọng với các công ty hiện nay. Công nghệ và sự thay đổi của công nghệ, có thể liên hệ đến công nghệ thông tin thuần túy hoặc công nghệ theo nghĩa thành phần cấu thành (vật liệu) và quy trình, đang biến đổi những nền tảng nguyên tắc căn bản của mọi thứ, từ sản phẩm dịch vụ tới mô hình và quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Thật vậy, hiện nay tốc độ của các công nghệ đột phá có thể làm tê liệt một doanh nghiệp hầu như chỉ sau một đêm, minh chứng là những gì mà các ứng dụng chia sẻ phương tiện vận tải, di chuyển đã ảnh hưởng tới các hãng taxi truyền thống. Công nghệ, mà đặc biệt là công nghệ thông tin, đang xóa tan ranh giới giữa các ngành nghề, lĩnh vực và góp phần tạo ra các mô hình kinh doanh hoàn toàn mới. Điển hình như sự xuất hiện của Airbnb trong lĩnh vực cho thuê phòng hay Katerra trong xây dựng.
Trong bối cảnh môi trường nhiều biến đổi ấy, các doanh nghiệp phải đối mặt với các vấn đề nội tại như đổi mới công nghệ bên trong, điều chỉnh lại các chức năng và buộc các công ty này phải xem xét lại từ đầu đến cuối các hoạt động bao gồm cả đối tượng khách hàng. Đặc biệt gắn với xu hướng chuyển đổi số. Các đơn vị không dẫn đầu về những công nghệ đột phá có thể thấy hiệu suất và khả năng cạnh tranh của họ ngày một suy giảm nhanh chóng.
Trong khi đó, nghiên cứu gần đây của McKinsey cho thấy các công ty luôn theo kịp công nghệ mới và xây dựng chúng thành chiến lược và mô hình hoạt động của họ có thành công lớn hơn so với những công ty khác. Chúng tôi đã xác định được, bao gồm cả việc chuyển đổi các hiểu biết về công nghệ để đạt được các đề xuất giá trị và nhận thấy rằng, một công ty càng có nhiều yếu tố cần thiết này và nắm vững nó thì hiệu suất càng tốt (Hình 2).
Mặc dù việc nhận thức được các công nghệ mới, có khả năng đột phá và sẵn sàng khai thác chúng là vô cùng quan trọng, nhưng nhiều công ty nói với chúng tôi rằng họ chưa sẵn sàng cho những thay đổi công nghệ lớn đang diễn ra hiện tại – hãy tự chuẩn bị nhận diện những công nghệ mới khi chúng xuất hiện (Hình 3).
Chúng tôi tin rằng một trong những lý do chính cho sự thiếu chuẩn bị này là nhiều công ty hiện nay không có ai trong đội ngũ điều hành chịu trách nhiệm điều hướng các vấn đề thích nghi công nghệ này. Trong một cuộc khảo sát năm 2016, McKinsey phỏng vấn rất nhiều công ty, hầu hết các CXO đang chịu trách nhiệm ra quyết định và triển khai các công nghệ tiên tiến cho doanh nghiệp đều khẳng định họ cần một nhóm cá nhân chuyên trách như vậy. Đó là lý do tại sao chúng tôi tin rằng mọi công ty đều cần một Giám đốc Công nghệ (CTO).
Vai trò của một CTO
Qua các quan sát đánh giá từ nhóm chuyên gia McKinsey: Richard Dobbs, James Manyika và Jonathan Woetzel cho thấy, “sự tăng tốc thay đổi công nghệ” một trong bốn lực lượng toàn cầu hiện đang tạo ra “một thế giới của sự gián đoạn gần như liên tục”, điều đó đồng nghĩa với “hiểu biết công nghệ đang là kỹ năng cốt lõi cần thiết của mọi nhà lãnh đạo doanh nghiệp”.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi nhà lãnh đạo trong một tổ chức đều cần phải hiểu về công nghệ theo cùng một cách hoặc cho cùng một mục đích đồng nhất.
Nó cũng không phủ nhận sự cần thiết trong một công ty phải có người trong C-Suite chịu trách nhiệm nắm bắt những cái mới, công nghệ đột phá nào có khả năng nổi lên, và đánh giá toàn diện những nguy hiểm và cơ hội mà nó sẽ ảnh hưởng tới công ty, để nhìn nhận và đưa ra hành động trên toàn hệ thống giúp xây dựng và thực hiện một phản ứng đồng bộ trên toàn công ty. Nghĩa là ai đó phải là CTO.
Tầm quan trọng của việc theo dõi môi trường bên ngoài trong công việc của CTO đã được mô tả trong một tuyên bố được cho là của cựu CTO Sun Microsystems, Greg Papadopolous: “CFO không chịu trách nhiệm tạo ra doanh thu mỗi quý, nhưng nếu có là một bất ngờ lớn, hãy sa thải anh ta. CTO không chịu trách nhiệm làm ra sản phẩm mỗi quý, nhưng nếu doanh nghiệp bạn bỏ lỡ Internet hoặc một biến động kỹ thuật tương tự, hãy sa thải anh ấy.”
Tuy nhiên, cùng với vai trò giám sát môi trường bên ngoài đối với các công nghệ mới quan trọng và có liên quan, CTO phải có khả năng để đảm bảo triển khai hiệu quả trong tổ chức.Tầm quan trọng của hai khía cạnh này trong vai trò CTO nổi lên đặc biệt rõ ràng trong các tập đoàn và các tổ chức đa doanh nghiệp, nơi mà các chủ đề xuyên suốt thường có nguy cơ không được công nhận.
Các công ty thường khám phá những cơ hội chuyển đổi, mới mẻ bằng cách tìm kiếm những ý tưởng qua các kẽ hở, rạn nứt trong tổ chức và từ đó nhân rộng các sáng kiến mới để mọi đơn vị kinh doanh đều có lợi.
(Ví dụ: tác động của in 3-D có thể dẫn đến việc hình thành một trung tâm năng lực được chia sẻ bởi các doanh nghiệp khác nhau hoặc một vật liệu nhựa đột phá như polyether ether ketone có thể thay thế các thành phần kim loại trong nhiều loại sản phẩm, yêu cầu có một phương pháp đánh giá chung). Tìm kiếm và khai thác được các cơ hội đó là một trách nhiệm khác của CTO.
Còn tiếp…
Theo McKinsey