SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CTO
“Với sự xuất hiện của các công nghệ mới ở khắp nơi, CTO cần sẵn sàng phát triển hơn nữa vai trò của mình để phù hợp với các quan điểm công nghệ mới.”
Trong một thế giới kinh doanh ngày càng hướng đến các công nghệ số, vai trò của giám đốc công nghệ (CTO) đã dần được nâng cao hơn để trở thành một phần quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Một cuộc kiểm tra về vai trò và trách nhiệm của CTO cũng cho thấy mức độ về chức năng của CTO hiện nay tăng lên: Quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ bao gồm triển khai, quản lý mạng và hệ thống, thử nghiệm tích hợp và phát triển hoạt động kỹ thuật. CTO cũng tham gia vào giám sát quan hệ khách hàng để đảm bảo rằng kỳ vọng của khách hàng với sản phẩm dịch vụ được phát triển đúng và quản lý hiệu quả.
Theo một báo cáo của Russell Reynold năm 2017 (tạm dịch: “Bên trong tâm trí của Giám đốc Công nghệ”) , vai trò của các CTO đang ngày càng phát triển nhanh hơn bao giờ hết, đòi hỏi mọi người trong công ty phải kết nối và dịch chuyển việc tạo ra và quản lý các sản phẩm và dịch vụ CNTT mới thay vì các hoạt động hỗ trợ hoạt động truyền thống.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng trong khi phạm vi vai trò và tốc độ phát triển của CTO thay đổi theo ngành, quy mô công ty, địa lý và văn hóa, thì hầu hết tất cả các công ty cũng đều mở rộng trách nhiệm của nhà lãnh đạo công nghệ, trong thực hiện việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số, khả năng dữ liệu và phân tích và trải nghiệm khách hàng, những mảng chủ yếu được phân biệt bởi chức năng công nghệ.
Cũng theo báo cáo này, kết quả cuối cùng là các CTO không chỉ cần có chuyên môn kỹ thuật rộng mà còn cả sự nhạy bén trong chiến lược và kinh doanh để đối mặt với các thách thức, dịch chuyển và đưa ra các quyết định trong doanh nghiệp để kết nối tầm nhìn và thị trường để đưa sản phẩm ra bên ngoài.
Tristan Jervis, đồng lãnh đạo mảng thực hành công nghệ tại Russell Reynold cho rằng: “CTO là một trong những vai trò có triển vọng nhất trong một công ty, mang đến hỗ trợ kỹ thuật số và công nghệ đám mây tiên tiến, và họ thường ngồi trong ban điều hành. Một CTO sẽ sử dụng công nghệ để nâng cao các sản phẩm dịch vụ của công ty, tạo ra và thiết kế các nền tảng và ứng dụng để đáp ứng mục tiêu kinh doanh và nhu cầu khách hàng, đặc biệt là những vấn đề về trải nghiệm của khách hàng.”
“Vai trò của CTO có xu hướng được nâng cao trong các công ty kinh doanh sản phẩm công nghệ và có tham gia đóng góp vào tầm nhìn chiến lược của một công ty.” – Jervis khẳng định. “Khả năng hiển thị mà vị trí công nghệ đã đạt được trong 05 năm vừa qua thật đáng kinh ngạc – một sự chuyển đổi liên tục trong hệ thống điều hành”.
Samantha Searle, một nhà phân tích tại Gartner, tin rằng vị trí CTO rất quan trọng để quản lý vòng đời công nghệ và thúc đẩy đổi mới công nghệ. “Đây là một trong những vai trò điều hành phức tạp và đa dạng nhất” – cô nói. “Chúng tôi đã chỉ định 03 CTO với những vai trò khác nhau. Người đầu tiên chịu trách nhiệm cho các hoạt động CNTT hàng ngày, trong khi những người khác liên quan đến việc kinh doanh hoặc đổi mới công nghệ với các công nghệ tiên phong. Và khi các công nghệ mới tiếp tục xuất hiện, các công ty và CTO của họ cần nhanh chóng áp dụng chúng để đi trước đối thủ.”
Dẫn sắt sự phát triển
Mặc dù có rất nhiều yếu tố thúc đẩy sự phát triển vai trò của CTO, nhưng chính vai trò này đã phát triển khi các công nghệ mới đã xuất hiện. “Các mô hình kinh doanh đang thay đổi để thích ứng với nhu cầu của một tổ chức công nghệ, hợp tác và nhanh nhẹn hơn – và vai trò của lãnh đạo công nghệ đang phát triển song song theo đó”, theo Jervis. “Để thực hiện điều này, vai trò của nhân viên công nghệ đang chuyển từ chức năng hỗ trợ sang trở thành người hỗ trợ chính cho chương trình và chiến lược chuyển đổi của công ty. Trong các công ty B2C và B2B cũng vậy, điều này có nghĩa là lấy khách hàng làm trung tâm của mọi hoạt động và am hiểu toàn bộ vòng đời của khách hàng từ mọi khía cạnh, thay vì chỉ ngồi làm công nghệ hoặc kỹ thuật số.”
“Vai trò của CTO đang phát triển từ vận hành công nghệ sang dẫn đầu đổi mới công nghệ”, Nick Jones – phó chủ tịch và nhà phân tích nổi tiếng tại Gartner đã nhận định. “Điều này đang được thúc đẩy bởi ba yếu tố. Thứ nhất, kinh doanh và đổi mới công nghệ ngày càng đan xen. Thứ hai, đầu tư CNTT đang chuyển từ cơ sở hạ tầng và trung tâm dữ liệu sang các dịch vụ và giải pháp đám mây. Điều này có nghĩa là cần ít CTO hơn cho việc quản lý cơ sở hạ tầng. Thứ ba, các tổ chức đang có chuyển đổi linh hoạt hơn đó là lấy các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số làm trung tâm – một CTO cần được trang bị để dẫn dắt xu hướng này.”
Theo quan điểm của Craig W. Stephenson, Giám đốc điều hành công nghệ khu vực Bắc Mỹ tại Korn Ferry, động lực kinh doanh thay đổi nhanh chóng đang cho phép các nhà lãnh đạo công nghệ dựa vào và hoạt động một cách rất chiến lược. “CTO đang dẫn đầu các nỗ lực để hiện đại hóa, thúc đẩy thay đổi để đạt được kết quả kinh doanh. Để cạnh tranh hiệu quả trong kinh doanh, các nhà lãnh đạo công nghệ đang tập trung thúc đẩy các nỗ lực liên quan đến dữ liệu, phân tích, kỹ thuật số, sản phẩm, kỹ thuật, đám mây, đổi mới, nền tảng, mạng và trải nghiệm khách hàng”.
Những thách thức chính
Một học giả từng viết “Trách nhiệm đi đôi với năng lực và sức mạnh”, đây là một nhận định có thể dễ dàng áp dụng cho vai trò của CTO và tất cả các thách thức mà CTO phải đối mặt.
“CTO đang được phân bổ rộng hơn theo những cách hoàn toàn mới”, Jervis chia sẻ. “Họ được kỳ vọng sẽ linh hoạt hơn, cập nhật tốt hơn các xu hướng công nghệ mới nhất, đồng thời là người có tầm nhìn kinh doanh có khả năng dẫn dắt công ty trong hành trình chuyển đổi. Các CTO tốt nhất đem lại tác động chiến lược để tạo ra các nguồn doanh thu mới, đơn giản hóa cách làm việc, tăng khả năng phục hồi và giảm rủi ro.”
Với sự lên ngôi của vai trò CTO trong những năm gần đây, phần lớn việc giao tiếp liên quan đến công nghệ hiện đang diễn ra ở phòng họp của ban giám đốc. Trong khi một số thành viên ban lãnh đạo thích nghi tốt với các vấn đề lớn trong cuộc thảo luận, thì những người khác đấu tranh để đối phó với sự điều chỉnh ngày càng tăng. Ví dụ khi xem xét tác động của sự điều chỉnh đối với việc lưu trữ, quản lý dữ liệu, phê duyệt và giao tiếp khách hàng.
“Sự điều chỉnh đang có tác động đến chi phí và thời gian tiếp thị trong một số ngành, mặc dù đây là một sự cân nhắc có thể quản lý được”, theo Jervis. “Sự phát triển của Công nghệ hiện đang phát triển nhanh đến mức ngay cả những công ty thành công nhất cũng phải vật lộn để theo kịp. Quyết định xung quanh nhu cầu cung cấp các dịch vụ hiện có và mới, kinh nghiệm và nền tảng bảo mật đã trở nên ngày càng phức tạp và phạm vi của các nhà cung cấp đang dần thay đổi.”
“Tuy nhiên, các công ty dẫn đầu không tập trung vào điều gì đó lớn lao mà thay vào đó tập trung vào sự linh hoạt của quy trình kinh doanh và giá trị công nghệ cốt lõi”, Jervis tiếp tục nhấn mạnh. “Sự liên kết giữa kỹ thuật số và công nghệ là một cuộc trao đổi chiến lược, không phải là một xu hướng và nó nên được đặt lên mức ưu tiên hàng đầu đối với mọi giám đốc điều hành và hội đồng quản trị.
Những thách thức khác đối với các CTO bao gồm việc sắp xếp nguồn lực, đo lường thành công và đảm bảo sự đồng thuận từ phía giám đốc điều hành, cũng như đảm bảo CNTT tăng tốc phát triển thay vì cản trở tiến trình của các ý tưởng kinh doanh kỹ thuật số.
“CTO phải hiểu rõ trách nhiệm của họ và minh bạch về các chỉ số, thước đo thành công, xác định thời điểm thích hợp để chuyển sang dẫn đầu đổi mới công nghệ”, Theo bà Searle. “Họ nên tìm cách để giải quyết, thử nghiệm và mở rộng các cải tiến mới, cùng lúc đó là điều hướng những ràng buộc trong quy định đang cản trở họ”.
Căn chỉnh hoạt động
Sự phát triển của CTO, một mặt chắc chắn là lợi ích cho các tổ chức, mặt khác có thể là con dao hai lưỡi vì bất kỳ sự hiểu lầm nào về phạm vi vai trò của CTO có thể gây ra các vấn đề trong việc căn chỉnh các hoạt động.
“Nhiều công ty không xác định được rõ trách nhiệm của giám đốc thông tin (CIO) hay CTO, và không xác định rõ trong việc quyết định xem họ có nên hướng đến công nghệ hoặc thông tin ở vị trí lãnh đạo chủ chốt này hay không”, ông Jervis khẳng định. “Chúng tôi nhận thấy các tổ chức vẫn có sự nhầm lẫn từ hội đồng quản trị và giám đốc điều hành xem công nghệ như là điểm khác biệt và chức năng công nghệ thiếu khả năng phục hồi và cơ hội trưởng thành trong doanh nghiệp. Sự phát triển của kỹ thuật số đã làm tăng thêm sự nhầm lẫn xung quanh vai trò của CTO và liệu một giám đốc kỹ thuật số (CDO) có còn tồn tại hay không – nó đặt ra câu hỏi xung quanh quyền sở hữu việc cung cấp trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ thông qua công nghệ.”
Cũng như các vấn đề liên kết, ông Jones khuyên các CTO nên biết về việc đo lường các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của họ. “Họ cần mức độ gây ảnh hưởng phù hợp để đảm bảo rằng các bộ phận khác tuân theo sự chỉ đạo của họ”, ông giải thích. “Trách nhiệm của CTO rất đa dạng và nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng các CTO và người quản lý khác, thường là giám đốc điều hành hoặc CIO, đôi khi nhìn nhận các thách thức, trách nhiệm và hoạt động báo cáo của CTO là khác nhau. Đây là lý do tại sao việc cam kết điều hành và xã hội hóa vai trò và trách nhiệm của CTO là rất quan trọng để thành công”.
Theo kinh nghiệm của ông Stephenson, khi một CTO nhận được nhiều trách nhiệm hơn, thì các báo cáo tăng lên tương ứng. “Ngoài việc lãnh đạo trong mảng công nghệ, CTO còn thúc đẩy thay đổi văn hóa để tiếp cận những thách thức trong cách cư xử hiện đại và phù hợp để áp dụng các công nghệ và phương pháp mới nhất”, ông nói. “Vai trò của CTO ngày càng liên quan đến việc tiếp cận nhân tài để phát triển mạnh trong các thị trường cạnh tranh cao và giải quyết các yêu cầu của khách hàng B2B, B2C và minh bạch trong quản lý tài chính.”
Triển vọng phát triển trong tương lai
Với sự xuất hiện của các công nghệ mới hầu như có mặt khắp nơi, vai trò CTO sẵn sàng phát triển hơn nữa để phù hợp với quan điểm công nghệ mới.
Theo quan điểm của bà Searle, khi các trung tâm dữ liệu suy giảm do việc áp dụng dịch vụ đám mây ngày càng tăng, các CTO có thể sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc đổi mới công nghệ để giải quyết nhu cầu kinh doanh và dẫn dắt cung cấp sản phẩm cho các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số. “Các CTO sẽ giống như ‘siêu chuyên viên máy tính’ và có tầm nhìn công nghệ hơn”, bà gợi ý. “Họ sẽ cần các kỹ năng rộng hơn – bao gồm quản lý con người, tư duy đổi mới, giao tiếp, ảnh hưởng, hợp tác, thiết kế mô hình kinh doanh và ngoại giao để làm việc với các hệ sinh thái và đối tác bên ngoài – vượt ra ngoài các vấn đề liên quan đến công nghệ.”
Hơn nữa, để trở thành một CTO, cần có sự nhạy bén trong kinh doanh để xây dựng các nhóm phù hợp và thúc đẩy chương trình đổi mới để đạt được sự tăng trưởng và kết quả.
“Các nhà lãnh đạo cần mở rộng từ định hướng hoạt động phát triển các tư duy kế thừa và thách thức hiện tại, đến một sự chuyển hướng thay đổi về cơ bản cách phát triển các sản phẩm và dịch vụ”, ông Jervis tin tưởng. “Sự phát triển của CTO sẽ nằm trong khả năng tập trung ra bên ngoài và tạo ra các hệ sinh thái giải pháp tốt nhất. Việc áp dụng chiến lược kinh doanh được ưu tiên hơn so với cắt giảm chi phí ngân sách – CTO phải sử dụng công nghệ để dẫn dắt thúc đẩy tăng trưởng”.
Khi các phát minh và cập nhật công nghệ tiếp tục phát triển và ngày càng đan xen với kinh doanh, CTO cần đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng công nghệ được quản lý hiệu quả, các mục tiêu dịch vụ đáp ứng và chiến lược phù hợp với mục tiêu của công ty – một nhiệm vụ đầy thách thức và cạm bẫy, nhưng đầy giá trị và cơ hội.
Theo financierworldwide.com