NHỮNG PHẨM CHẤT ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT CTO TUYỆT VỜI
“Sự thành công của doanh nghiệp công nghệ phụ thuộc vào việc tìm kiếm một CTO phù hợp. Cả khách hàng và nhà đầu tư đều phụ thuộc vào CTO trong việc cung cấp giá trị công nghệ.”
Bạn muốn khởi nghiệp một công ty công nghệ? Bạn có ý tưởng muốn xây dựng một doanh nghiệp hoàn chỉnh để tạo ra giá trị cho hàng ngàn khách hàng và làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Điều đầu tiên bạn cần là có một đội nhóm tốt. Khởi nghiệp một công ty công nghệ có nghĩa rằng: năng lực cốt lõi của bạn sẽ là công nghệ. Viết mã để giúp từng cá nhân hoặc doanh nghiệp đạt được mục tiêu sẽ là mối quan tâm chính của bạn.
Là một công ty công nghệ ở giai đoạn đầu, doanh nghiệp của bạn sẽ có hai chức năng: phát triển công nghệ và phát triển thị trường. Do đó, bộ đôi CEO có tầm nhìn như Steve Jobs và một nhà phát triển tài năng như Steve Wozniak sẽ trở thành nền tảng cho công ty mà những thập kỷ sau đó sẽ thay đổi cách chúng ta nghĩ về máy tính cá nhân, máy nghe nhạc, thiết bị di động và nhiều hơn nữa.
Trong bài này, tôi muốn tập trung vào khía cạnh phát triển của khởi nghiệp công nghệ, tiết lộ một số đặc điểm mà doanh nghiệp mong đợi từ người đồng sáng lập về mảng kỹ thuật hoặc CTO.
Bối cảnh kỹ thuật
Để biến ý tưởng của bạn thành sản phẩm thực tế, Giám đốc Công nghệ (CTO) của bạn phải có kiến thức và biết cách để tạo ra nó. Thông thường, những người đồng sáng lập kỹ thuật được trang bị các kỹ năng kỹ thuật có được thông qua các dự án trước đó, và thậm chí họ có bằng khoa học máy tính hoặc kỹ sư mặc dù giáo dục trong ngành công nghệ ít quan trọng hơn nhiều so với kỹ năng ứng dụng.
Tính linh hoạt
Mỗi thành viên trong nhóm sáng lập, bao gồm CTO, cần phải đủ linh hoạt để thực hiện nhiều vai trò khác nhau. Ban đầu, vai trò CTO có thể đòi hỏi hầu hết các công việc về phát triển. Nhưng theo thời gian, khi một tổ chức phát triển, CTO sẽ có thể chuyển trọng tâm của mình sang quản lý một nhóm và đưa ra các quyết định chiến lược về công nghệ, thay vì viết mã thực tế.
Làm quen với xu hướng công nghệ
CTO nên được cập nhật mọi thứ liên quan đến công nghệ. Điều đó bao gồm hiểu biết về các công nghệ hiện có và xu hướng công nghệ mới nổi có thể mang lại lợi ích hoặc làm tổn hại doanh nghiệp. Nhiều công nghệ mới nổi có vẻ đầy hứa hẹn, nhưng trách nhiệm của CTO là “tách lúa mì ra khỏi vỏ”, vì nó liên quan đến phần mềm của doanh nghiệp và các nguồn mở.
Lựa chọn chiến lược công nghệ là vấn đề cốt lõi của bất kỳ công ty công nghệ nào và sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nhu cầu nhân tài, chi phí phát triển, an ninh mạng và quyền riêng tư, độ trễ,… Lựa chọn công nghệ nên đến từ sự hiểu biết sâu sắc về các lựa chọn có sẵn và tầm nhìn dài hạn đằng sau mỗi lựa chọn đó.
Hiểu biết về những hạn chế
Vai trò của CTO kèm theo trách nhiệm từ triển khai đến đổi mới kỹ thuật và bảo mật. Trong khi trước đây tôi đã gặp những CTO tài năng, nhưng nhiều giám đốc công nghệ hiện đại rất giỏi trong việc xác định các lĩnh vực mà họ còn yếu kém và gắn kết nó với chuyên môn công nghệ của họ. Ví dụ, họ có thể am hiểu về lựa chọn nền tảng hoặc thiết kế kỹ thuật nhưng có thể thiếu kỹ năng quản lý. Một CTO tuyệt vời hiểu được những hạn chế thực tế của mình khi tham gia vào quá trình phát triển, và sẽ không ngần ngại loại bỏ bản thân khỏi quy trình đó để cải thiện hơn những mặt hạn chế của họ.
Tuyển dụng và Sa thải
CTO có thể đang thực hiện hầu hết các công việc phát triển ban đầu, nhưng khi doanh thu tiếp tục tăng trưởng và quỹ tài trợ có sẵn, CTO sẽ chịu trách nhiệm tập hợp một nhóm kỹ sư phát triển. Điều quan trọng là CTO có thể xác định các kỹ năng được yêu cầu bởi công ty và có khả năng thu hút nhân tài phù hợp để lấp đầy những khoảng trống đó. Ngược lại, CTO có thể xác định và sa thải những nhân viên làm việc kém hiệu quả. Các công ty khởi nghiệp cần tiến nhanh và việc giữ lại nhân viên không đạt được kết quả công việc như kỳ vọng sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của công ty.
Văn hóa
Một CTO tuyệt vời biết cách nuôi dưỡng một nền văn hóa tốt để thúc đẩy sự sáng tạo trong công việc và thách thức nhóm. Các nhân viên có năng lực rất khó để tìm, và họ có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những cơ hội công việc tốt hơn ở nơi khác. Đó là trách nhiệm của CTO trong việc tạo ra một môi trường “giống như ở nhà”, khuyến khích sự tham gia và truyền cảm hứng cho các nhân viên để tạo ra các sản phẩm tốt nhất.
Kinh nghiệm khởi nghiệp
Đừng đánh giá thấp tư duy khi chọn CTO khởi nghiệp. Làm việc trên tư cách là một startup rất khác so với làm việc trong các công ty đã phát triển. Nó đi kèm với sự linh hoạt hơn, ít giám sát hơn, nhưng cuối cùng có nhiều trách nhiệm hơn đối với việc thanh toán hay không cho những chi phí, cho đến khi công ty thiết lập được bước đi của mình.
Các công ty khởi nghiệp có nhịp độ nhanh, chống quan liêu, mặc dù trong môi trường rất hỗn loạn. CTO cần có khả năng thích ứng và hoạt động trong một môi trường như vậy, đồng thời tránh sự kiệt sức để giữ cho công ty hoạt động.
Kỹ năng quản lý dự án mạnh mẽ
Không phải là hiếm khi các CTO quản lý nhiều dự án, liên lạc với các nhóm khác nhau và kết nối giữa các mục tiêu kinh doanh và công nghệ. Do đó, CTO cần phải có các kỹ năng quản lý dự án để quản lý quá trình phát triển.
Trọng tâm khách hàng
Nhiều CTO bận rộn với việc xây dựng và đôi khi quên chú ý đến những mong muốn và nhu cầu riêng biệt của khách hàng. Do đó, một người CTO thành công sẽ tập trung cả bên trong và bên ngoài, cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng và giữ cho các bên liên quan trong nội bộ có động lực. Mặc dù các CTO không cần phải quá chú trọng vào khách hàng của họ (đó là quản lý sản phẩm và bán hàng để làm gì), nhưng họ cần hiểu sâu sắc vấn đề tiềm ẩn của khách hàng và thông cảm với những người không phải lúc nào cũng tạo ra quyết định mua hàng hợp lý. Một CTO tốt sẽ luôn giữ nhịp phát triển của khách hàng và có thể điều chỉnh công nghệ một cách phù hợp.
Nhà truyền giáo kỹ thuật
Nhiều CTO khởi nghiệp đã chấp nhận viết blog và nói trước công chúng để trở thành những người truyền giáo cho ngành công nghiệp của họ. Công nghệ đang phát triển to lớn trên các cuộc tọa đàm về công nghệ và trao đổi đổi mới công nghệ. CTO của một công ty cần có khả năng truyền cảm hứng cho mọi người về tương lai của công nghệ mà công ty họ đang xây dựng.
Mặc dù đối ngoại không phải là một yêu cầu, nhưng họ có thể truyền tải cho thế giới xung quanh về các xu hướng kỹ thuật và quảng bá thương hiệu của công ty tại các hội thảo và sự kiện. Với mỗi tương tác với công chúng như vậy, CTO nói trực tiếp với những nhân tài về công nghệ và khách hàng tiềm năng để xây dựng sự uy tín cho công ty mà họ đại diện.
Sự hối hả
Vào cuối ngày, không có khối lượng giáo dục, kiến thức và bí quyết nào sẽ đủ để khởi động một startup công nghệ. Một CTO tốt có hi vọng để biến nó thành hiện thực: một mong muốn tuyệt đối để thực hiện các kế hoạch và ý tưởng từ quan điểm kỹ thuật. Các CTO tốt đầu tư đáng kể thời gian và công sức, mang lại giá trị, quản lý các kỳ vọng và truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh. Không có sự thay thế nào cho việc đi xa hơn để làm cho công ty thành công.
Theo Vadim Lidich ( Medium.com)