CTO QUAN TRỌNG HƠN CEO?
Có thể bạn đã nghe câu nói quen thuộc của George Bernard Shaw: “Anh và Mỹ là hai quốc gia bị chia cắt bởi một ngôn ngữ chung”.
Một khuynh hướng khác của câu nói đó có thể được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa CEO và CTO. Đó là khi đề cập tới hai nhà điều hành “thống nhất bởi ngôn ngữ khác nhau”.
Mối quan hệ cốt yếu này thường được hợp nhất bởi các cá nhân có đặc điểm rất khác nhau. Nhiều quan điểm cho rằng CTO thậm chí quan trọng hơn CEO trong doanh nghiệp. Vậy quan điểm này có đúng hay không?
Giám đốc điều hành (CEO) giải quyết rất nhiều nhiệm vụ, ý tưởng, sáng kiến. Khi gặp những khó khăn thử thách, CEO kiên cường và hy vọng để đạt được kết quả mong muốn. Trong khi, CTO là người hướng nội, có hệ thống hơn, cần cấu trúc và sự rõ ràng.
Nhưng các lãnh đạo tốt nhất nên thích nghi lẫn nhau, tập trung vào điểm mạnh và lấp đầy những thiếu sót trong công việc. Họ học cách hiểu các sắc thái tính cách và mối quan hệ khác nhau. Vì vai trò của CEO và CTO là rất quan trọng trong bất kỳ công ty nào. Mối quan hệ của họ thường là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp.
CEO tập trung vào | CTO tập trung vào |
Được thúc đẩy bởi doanh số và sản lượng | Được thúc đẩy bởi công nghệ |
Tiếp thị cho công ty | Tiếp thị cho công nghệ |
Lãnh đạo và định hướng chiến lược | Mục tiêu hướng đến sản phẩm và khách hàng |
Trao đổi chính với hội đồng quản trị và nhà đầu tư | Trao đổi chính với đối tác và khách hàng |
Tập trung nhiều về doanh số và chiến lược, tập trung ít về công nghệ | Tập trung nhiều về công nghệ, tập trung ít về kinh doanh và tài chính |
Trải dài trên nhiều lĩnh vực | Tập trung vào phát triển và vận hành |
USP và giá trị công ty | Tìm kiếm lợi thế mà không có rủi ro |
Hiểu những gì đang muốn | Hiểu những gì có thể được cung cấp |
Mục tiêu dễ dàng cho các đối tác bên ngoài | Mục tiêu dễ dàng cho các lỗi về sản phẩm |
Hãy nhìn vào sự tương phản về trọng tâm chính trong công việc mà CEO và CTO hướng đến từ bảng trên và sự tương phản tiềm ẩn trong tính cách của họ. Bạn có thể thấy lý do tại sao quan hệ giữa CEO và CTO có thể bị căng thẳng và xung đột nảy sinh từ những ý tưởng và cách hiểu khác nhau.
Các CEO và CTO thành công hiểu những khía cạnh của xung đột tiềm ẩn và biết cách quản lý điểm mạnh và điểm yếu của đồng nghiệp. Các CEO thường sẽ có hiểu biết tốt về thị trường và nhu cầu, nhưng không phải lúc nào cũng tốt về công nghệ.
Trong khi, CTO có thể phải là nhà ngoại giao và nhà truyền thông tinh anh. Để thu hẹp khoảng cách giữa việc tạo ra một chỉ dẫn kỹ thuật hợp lý cho nhóm trong khi vẫn đáp ứng nguyện vọng của CEO không phải lúc nào cũng là một nhiệm vụ dễ dàng!
Để giảm thiểu xung đột, CTO cần phát triển các kỹ năng mềm hơn để phù hợp với phong cách làm việc của CEO. Để hiểu rằng bất kỳ sự đối lập nào trong quan điểm giữa CEO và CTO có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tiến bộ của công ty, sản phẩm và tìm kiếm một mối quan hệ trung thực, cởi mở.
Dù trong các cuộc họp hàng tuần hay cuộc họp đột xuất, cả CEO và CTO đều cần xây dựng các kênh liên lạc mạnh mẽ được thúc đẩy bởi sự hiểu biết về các yếu tố tác động đến vai trò tương ứng của họ. Họ cần hiểu rõ và chấp nhận sự thật rằng họ là hai người, hợp nhất bởi một ngôn ngữ khác nhau.
Theo CTO Academy