BẠN CÓ PHẢI MỘT CTO BẤT ĐẮC DĨ
Liệu bạn có phải là một nhà lãnh đạo công nghệ, một CTO bất đắc dĩ? Chuyện gì xảy ra khi bạn bị đặt vào vai trò là một nhà quản lý, một lãnh đạo công nghệ – CTO mà chưa có sự chuẩn bị?
Bài viết này được phân tích bởi các chuyên gia tại Học viện CTO , trong đó xem xét một số yếu tố giúp xác định thế nào là “CTO bất đắc dĩ” và những thách thức quản lý chủ yếu mà họ phải đối mặt trong môi trường kinh doanh ngày một tăng trưởng nhanh như hiện nay.
Từ kinh nghiệm của bản thân với tư cách là một CTO và doanh nhân, chúng tôi (những chuyên gia huấn luyện tại Học viện CTO) đã chứng kiến một số người vô cùng xuất sắc về kỹ thuật vấp ngã và cố gắng vật lộn khi bị đặt vào vị trí cao hơn trong doanh nghiệp. Trong khi đó, ngày nay nhu cầu cho những vị trí cấp cap này ngày càng nhiều và cần thiết nhưng những nhân sự này lại thiếu đi kỹ năng quản lý, tầm nhìn và những hiểu biết nhất định về kinh doanh.
Vì vậy, họ cần tiếp cận các chương trình bồi dưỡng, phát triển kỹ năng lãnh đạo – các khóa học, hoặc nội dung huấn luyện – qua đó tập trung vào những gì họ cần làm nhằm cải thiện các kỹ năng cần thiết để trở thành một quản lý điều hành cấp cao hiệu quả và thành công.
Là một doanh nghiệp mới, bằng một số nghiên cứu và hợp thức hóa hình thức (đăng ký kinh doanh), bạn tham gia thị trường nhưng không dự báo được thị trường sẽ phản ứng như thế nào với mình. Những nhóm khách hàng nào sẽ đem lại lợi ích cao nhất và các đặc điểm, cách thức mà họ muốn sử dụng sản phẩm của bạn là gì?
Có 2 cách định nghĩa về một “CTO bất đắc dĩ”:
(1) Là người sáng lập trong một công ty khởi nghiệp, họ nhanh chóng nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết và tự đảm nhận của vai trò lãnh đạo phát triển và các kỹ năng công nghệ. Thường nhóm sáng lập sẽ tự phân chia nhiệm vụ hoặc nhận trách nhiệm để phối hợp đầy đủ các vai trò.
(2) Là các lập trình viên được thăng cấp nhanh chóng, nhưng lại thiếu các kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề. Họ có thể là một chuyên gia, quản lý nhóm hoặc nhân sự có chuyên môn cao, làm việc lâu năm với năng suất tốt và sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Mới đây, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với một CTO mới được bổ nhiệm (trường hợp 1). Công ty họ có tốc độ tăng trưởng đáng ngưỡng mộ và nhanh hơn nhiều so với sự phát triển kỹ năng của anh ta. Điều đó khiến vị CTO này cảm thấy dễ tổn thương khi để lộ ra những thiếu sót, anh ta rơi vào “hội chứng kẻ mạo danh” – cảm thấy nghi ngờ, thiếu tự tin về khả năng của bản thân ở vị trí này.
Anh ta không cảm thấy thoải mái khi nói với bất kỳ ai vì sợ ảnh hưởng đến cá nhân và công việc kinh doanh chung. Vì vậy, anh ta thu mình lại để tìm kiếm sự trấn an cho bản thân cùng với đó là những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần và hành vi trong công việc.
Đây không phải là trường hợp duy nhất, mà trong vô số khách hàng của Học viện CTO, chúng tôi xác định được rằng số lượng các “CTO bất đắc dĩ” ngày càng tăng lên. Những người tài năng và có động lực bắt đầu cảm thấy bị cô lập, dễ bị tổn thương khi doanh nghiệp và kỳ vọng luôn tăng tốc phát triển bủa vây xung quanh họ.
Một con đường với nhiều thú vị và ly kỳ có thể sớm sẽ trở thành một con đường tiềm ẩn nhiều mối nguy và căng thẳng.Trong bối cảnh này, vai trò của đào tạo nhân lực cần quan tâm đến việc hỗ trợ và trấn an những “CTO bất đắc dĩ” bằng cách giúp họ phát triển các kỹ năng quản lý cần thiết để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu và sự thay đổi.
Những áp lực quản lý có thể xảy ra đối với các “CTO bất đắc dĩ” vì họ chưa được chuẩn bị đầy đủ để giải quyết nó. Mỗi cá nhân đều có những vấn đề khác nhau, dưới đây là một số vấn đề tiêu biểu mà các “CTO bất đắc dĩ” thường phải đối mặt:
- Cách để xử lý trong các cuộc họp với hội đồng quản trị, nhà đầu tư, một ví dụ cụ thể là làm thế nào để đàm phán với nhà đầu tư. Những kỳ vọng là gì, có cách nào để giải quyết những áp lực mới và chia sẻ những kỳ vọng với nhà đầu tư?
- Xây dựng mối quan hệ công việc với CEO, điều này có thể thay đổi đáng kể khi công ty ngày một phát triển và cả hai phải đón nhận những áp lực mới. Bạn cần phải tham gia vào các nhiệm vụ quản lý để tăng thời gian và phát triển năng lực trí tuệ. Có một nhiệm vụ mới được yêu cầu và không đảm nhận tất cả các nhiệm vụ về kỹ thuật. Những mâu thuẫn khi mà yêu cầu và hiện trạng công nghệ không phù hợp, không phục vụ tốt cho kinh doanh.
- Nhân sự: Bạn cần bắt đầu tuyển dụng cho một nhóm phù hợp và ít quan tâm hơn đến việc họ có phải là người mà bạn thích hay không. Mặc dù việc tuyển dụng vẫn nên mang tính cá nhân nhưng khi nhóm mở rộng và khoảng trống xuất hiện, bạn phải tuyển dụng trên cơ sở phù hợp với team của mình.
- Lộ trình và thời hạn phải phù hợp với chiến lược của công ty. Cấu trúc và kỷ luật, các mục tiêu và báo cáo trở nên khó khăn với tinh thần tự do của người muốn tạo ra những điều mới. Mở rộng cần đi cùng với chất lượng, nhưng điều này có thể nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
- Nói chuyện với khách hàng không phải là điều mà các chuyên viên công nghệ truyền thống phải lo lắng, nhưng ở cấp độ cao, nó ngày càng quan trọng để hiểu cách khách hàng tương tác với sản phẩm. Bạn sẽ cần phải có hoạt động giao tiếp với bán hàng và hỗ trợ phát triển sản phẩm trên cơ sở từ phản hồi trực tiếp của khách hàng.
- Ngân sách và ngôn ngữ tài chính trở thành một phần của mọi vấn đề. Từ những người thực hiện bài kiểm tra kỹ năng, chúng tôi kết luận rằng đây rõ ràng là một lĩnh vực mà họ quan tâm.
Nếu bạn là một “CTO bất đắc dĩ” thì bạn có thể thấy quen thuộc với một số vấn đề trên đây và đôi khi thấy mình bị gánh nặng bởi chúng. Nhiều người khác ngoài kia vật lộn với điều tương tự.
Điều quan trọng là nhận ra nó. Đừng chối bỏ những gì bạn cần làm và bất cứ khi nào có thể, hãy yêu cầu giúp đỡ. Việc kìm nén không tốt cho sức khỏe và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Theo CTO Academy