5 điểm yếu lớn nhất của công nghệ Blockchain – Phần 1

Trừ khi bạn đã sống ở thời kỳ đồ đá, nếu không thì ít nhất trong những năm qua bạn có thể đã gặp rất nhiều tin tức cường điệu liên quan đến blockchain và nghe thấy những dự báo không tưởng về sự vô tận của một thế giới phi thường nhờ bước tiến công nghệ mới này.

Nhưng liệu rằng Bitcoin và các nền tảng blockchain này có tồn tại vấn đề hay điểm yếu gì hay không ? Công nghệ có phải là người giải phóng và cân bằng tuyệt vời, phương thuốc thần kỳ cho tất cả các căn bệnh của xã hội và nền công nghiệp như nó được miêu tả trên các phương tiện truyền thông?

Có phải mọi nền tảng blockchain của ngày hôm nay đều là vô hạn, không có thiếu sót, không có điểm yếu và bất cứ lỗ hổng nào?

Câu trả lời: Tất nhiên là không.

Công nghệ Blockchain hiện tại có một số hạn chế nhất định. Việc khắc phục những hạn chế này sẽ là cần thiết nếu công nghệ đáp ứng đúng sứ mệnh thực sự của nó.

Vậy, câu chuyện là gì?

Nhìn lại thập kỷ vừa qua (hoặc xa hơn)

Nổi lên vào năm 2009, tiền điện tử Bitcoin và công nghệ hoạt động cốt lõi của nó- blockchain, đã đặt nền tảng cho một kỷ nguyên mới của các giao dịch ngang hàng kỹ thuật số. Nó cũng mở đường cho cách các hệ thống, dịch vụ web và cộng đồng kỹ thuật số của tương lai được thiết kế và xây dựng.

Bitcoin đã đạt được tính hợp pháp giữa hàng triệu người dùng trên thế giới và thậm chí được hợp thức hóa ở một số quốc gia. Nó hiện được chấp nhận, quản lý và duy trì bởi một cộng đồng quốc tế rộng lớn như một nền tảng để trao đổi giá trị.

Trong khi Bitcoin giới thiệu một ứng dụng cụ thể của công nghệ blockchain, hệ thống tiền điện tử ngang hàng cho phép thanh toán trực tuyến (chuyển giá trị), sự ra đời của nền tảng phần mềm mở Ethereum, đã giúp nhận ra tiềm năng rộng lớn hơn của công nghệ blockchain ngoài Bitcoin.

Từ đó, nó đã mở ra một thế giới các khả năng phi tập trung không thể tưởng tượng được, nơi các cấu trúc giá trị phức tạp hơn có thể được xây dựng, chuyển giao và quản lý một cách dễ dàng và minh bạch hơn.

Thập kỷ vừa qua cũng đã chứng kiến ​​sự phát triển của blockchain vượt ra ngoài hai mô hình kinh điển này, nhưng sự đổi mới vẫn bị giới hạn bởi các quy trình triển khai và không thể đưa ra một giải pháp toàn diện cho những vấn đề phổ biến mà blockchain và tiền điện tử gặp phải – đặc biệt liên quan đến khả năng sử dụng và vận hành.

Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để đi

Cùng với nhau, Bitcoin và Ethereum cho đến nay đã chứng minh rằng công nghệ blockchain, các hệ thống phi tập trung và cộng đồng hợp tác toàn cầu hoàn toàn có thể đi vào hoạt động. Chúng cũng đã được cách mạng hóa khả năng sử dụng bởi một cộng đồng nhà phát triển ưu tú.

Đây rõ ràng là thành tích không nhỏ.

Tuy nhiên, và rất quan trọng, họ đã thất bại trong việc tạo ra sự phát triển của tiền điện tử, công nghệ blockchain và các ứng dụng phi tập trung dễ dàng và dễ tiếp cận đối với các doanh nhân, nhà cải cách và tập đoàn chính thống trên toàn thế giới.

Một thế giới phi tập trung mới đang ở phía trước, nhưng chỉ khi chúng ta có thể tạo ra một thế hệ blockchain có khả năng giải quyết những thách thức khó khăn căn bản bên trong nó.

Challenge #1: Khả năng mở rộng bị giới hạn

Bitcoin rất hấp dẫn và mới mẻ. Một hệ thống phi tập trung mà hoạt động tài chính đòi hỏi mức độ tin cậy cao, có thể thực hiện trao đổi mà không cần tin tưởng bất cứ ai. Tuy nhiên, “niềm tin” đi kèm với giá: giới hạn cứng số lượng giao dịch xử lý trong một khoảng thời gian nhất định.

Hầu như tất cả các hệ thống Blockchain thế hề đầu đều có giới hạn cứng về số lượng giao dịch. Bitcoin giới hạn kích thước khối (block) tối đa. Ethereum giới hạn tổng lượng khí trong một khối (block).

Cuộc khủng hoảng quy mô hiện nay

Do sự gia tăng tiền mã hóa trong những năm gần đây, lượng người dùng và giao dịch tăng vọt, kiểm tra giới hạn của hệ thống blockchain thế hệ đầu tiên.

Các Blockchain thông thường như Bitcoin đã bị hạn chế lượng giao dich bởi bản chất giao thức và thiết kế Blockchain của chúng. Hiện tại, cấu trúc thiết kế chính của các hệ thống là Blockchain kiểu danh sách liên kết tuyến tính. Khi việc áp dụng tăng lên và càng nhiều người khai thác, tất cả khả năng khai thác được dành riêng để khai thác một khối tiếp theo trong chuỗi khối tuyến tính. Do đó, khả năng khai thác tăng lên không tạo điều kiện cho khả năng mở rộng.

Các vấn đề về khả năng mở rộng đã làm tăng phí giao dịch, các mempools (một bể ghi lại các giao dịch của thợ mỏ và được chờ để đưa vào Blockchain sau khi tìm thấy khối trước đó) bị tắc và các cuộc tranh luận kéo dài dẫn đến việc rẽ nhánh và chia rẽ cộng đồng. Tham vọng của Ethereum, hiện đang bị hạn chế bởi yếu tố giao dịch mỗi giây (TPS). Để nó thay thế Visa, cần có TPS là 45.000; tuy nhiên với TPS hiện tại là 15 – một ứng dụng phổ biến như CryptoKitties, làm cho mạng không thể sử dụng được.

Challenge #2: Hệ sinh thái lập trình hạn chế

Là thế hệ đầu tiên, Blockchain đã thiết lập một hệ sinh thái lập trình căn bản. Các hợp đồng thông minh dựa trên Blockchain cũng đã mở ra một kỷ nguyên mới của luật tính toán, theo đó các hợp đồng được hỗ trợ, thống nhất bởi một blockchain không thiên vị và phổ biến.

Ethereum Virtual Machine là một bước tiến từ môi trường lập trình Bitcoin rất hạn chế (về thiết kế). Tuy nhiên, với việc áp dụng ngày càng tăng; EVM đã đạt giới hạn thiết kế và cạm bẫy bảo mật.

Vì vậy, mặc dù Ethereum đã là sự phát triển của ứng dụng blockchain, việc xây dựng các ứng dụng phức tạp vẫn rất khó khăn.

Còn tiếp…

Theo: Anthony Back
Nguồn:medium.com

Nội dung của bài viết này có ích với bạn không? Hãy cho chúng tôi biết bằng cách comment phía dưới bài viết này nhé.
Những đánh giá và đóng góp của bạn sẽ tiếp thêm động lực để chúng tôi phát triển thêm về nội dung và chủ đề liên quan.
Chân thành cám ơn!

Xem thêm : 5 điểm yếu lớn nhất của công nghệ Blockchain – Phần 2

 

 

 

 

 

 

1 reply

Trackbacks & Pingbacks

  1. […] Xem thêm: 5 Điểm yếu lớn nhất của công nghệ Blockchain – Phần 1 […]

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.