5 BÍ QUYẾT ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG CÔNG NGHỆ TỪ CTO PAYPAL
Sri Shivananda – Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Giám đốc Công nghệ tại hãng thanh toán trực tuyến PayPal. Ông từng có nhiều năm phát triển nền tảng eBay và tham gia nhiều vai trò phát triển, lãnh đạo công nghệ cho các doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Dưới đây là chia sẻ tâm huyết của Shivananda với nhiều năm giữ vai trò CTO về những bài học khi là một CTO bất đắc dĩ (accidental CTO).
1. Để thực sự thành công trong kinh doanh, hãy để sự tò mò dẫn dắt bạn và không ngừng học hỏi. (Hãy biết ước mơ!)
Tôi chưa bao giờ khao khát có một sự nghiệp lớn và tôi chưa bao giờ mơ ước được làm CTO. Khi còn thiếu niên, tôi muốn làm một phi công trong Không quân Ấn Độ. Tôi đã cố gắng một vài lần để vào Học viện Quốc phòng, nhưng tôi không đủ điều kiện.
Hành trình đến vị trí giám đốc công nghệ của tôi ở công ty Fortune 500 không phải là một con đường hoàn hảo. Thay vào đó, nó được tạo thành từ nhiều bước nhỏ. Dưới đây là một vài bài học kinh nghiệm tôi học được trên con đường đó.
2. Đi theo sự tò mò của bạn (Hãy theo đuổi mơ ước của bạn)
Trong việc xây dựng sự nghiệp trong công nghệ, hoặc bất kỳ ngành nào, không có công thức duy nhất cho thành công. Tuy nhiên, một điều cần thiết là phải đi theo sự tò mò và đam mê của bạn. Trong suốt thời thơ ấu, tôi đã học được thông qua việc mày mò sửa chữa và làm mọi thứ. Trong năm đầu tiên ở trường đại học, cha tôi đã cho tôi lựa chọn tiêu số tiền mà ông tiết kiệm để mua xe máy hoặc máy tính. Đoán xem tôi đã chọn gì?
Đó là, một chiếc máy tính.
Trong tâm trí tôi, tôi có thể mượn một chiếc xe máy cả ngày từ bạn bè để đổi lấy 30 phút thời gian sử dụng máy tính. Là một trong số ít người trong cộng đồng của tôi có máy tính, tôi bắt đầu lập trình và trong vòng một năm, tôi đã học được nhiều ngôn ngữ lập trình.
Khi sự tò mò của tôi tăng lên, phần mềm viết không đủ để giữ cho tôi bận rộn. Vì vậy một ngày, tôi quyết định mở máy tính và nhìn xung quanh, tôi bắt đầu tháo mọi thứ từ máy ra, sau đó lắp chúng trở lại và nó vẫn hoạt động. Sở thích này đã dẫn tôi đến trường kỹ sư sản xuất và bán máy tính. Tôi bắt đầu mua các bộ phận và bán máy tính. Đó là cách tôi phát triển niềm đam mê khoa học máy tính của mình.
Hôm nay, trong vai trò của tôi tại PayPal, tôi coi mọi tương tác, cho dù đó là với CEO hay một sinh viên mới tốt nghiệp đại học như một cơ hội để học tập. Bạn nên luôn luôn cải tiến và mở rộng về những lĩnh vực mà bạn biết.
Theo đuổi đam mê và sự tò mò đã giúp tôi định hình sự nghiệp tốt hơn, và bằng cách tuân thủ triết lý này, tôi đã có thể theo kịp môi trường công nghệ luôn thay đổi. Tính tò mò đã “nhân đôi sức mạnh” cho tôi.
3. Nắm bắt mọi cơ hội để dẫn dắt
Đối với nhiều người trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, có thể mất một chút thời gian để hiểu được lợi ích của việc hỗ trợ những người xung quanh bạn phát triển nghề nghiệp và chuyển từ suy nghĩ “cạnh tranh” với các đồng nghiệp sang làm việc theo nhóm. Tôi đã học được rằng không chỉ một nhóm người làm việc cùng nhau tạo ra kết quả tốt hơn mà còn mang đến sự hài lòng to lớn.
Tôi thừa nhận rằng khi tôi mới bắt đầu làm quản lý, tôi đã không biết tôi đang làm gì. Nhìn lại, có lẽ tôi đã làm không tốt điều đó. Nhưng, trong vòng một năm, tôi biết đó chính là con đường của mình, và qua nhiều năm, tôi đã từ việc quản lý 03 người đến hơn 1.800 người.
Đã có nhiều thứ tôi phải học với tư cách là một nhà lãnh đạo, từ việc đảm bảo rằng tôi đã nhận thức được những mâu thuẫn trong công việc hàng ngày với các nhóm của mình để làm người giúp đỡ và cố vấn cho nhân viên của mình. Cho đến hôm nay, tôi tiếp tục học các bài học về lãnh đạo, và trọng tâm của tôi bây giờ là xây dựng đội ngũ tuyệt vời, truyền đạt kiến thức của mình theo cách tốt nhất.
Vì vậy, với tư cách là một “nhà lãnh đạo bất đắc dĩ”, tôi mong muốn những người bắt đầu sự nghiệp của họ hãy nắm lấy việc tham gia vào một nhóm và mang cơ hội để giúp đỡ những người khác phát triển. Bạn đã tin tưởng các nhóm của mình đủ năng lực để cho họ quyền tự chủ và trách nhiệm, điều này dẫn đến sự phát triển và thành công.
4. Sự tự tin là quá trình tích lũy, nhưng nó không phải lúc nào cũng là một đường thẳng
Tôi đã có rất nhiều cơ hội trong đời, trong đó chấp nhận rủi ro là một yêu cầu để thành công, và nó cũng là một yêu cầu cho phát triển. Bài học từ thử thách và khó khăn là những người “giáo viên tuyệt vời”.
Thực tế là, hầu hết mọi người đấu tranh với sự tự tin, đặc biệt là rất sớm trong sự nghiệp của họ. Không ai được sinh ra với sự tự tin sẵn có, mà nó được tích lũy phát triển theo thời gian. Tôi biết rằng, nhiều người học cùng tôi ở trường trước đây giờ đã không nhận ra tôi khi tôi thể hiện phong thái tự tin với tư cách là một nhà lãnh đạo. Nhưng đó là thứ mà tôi đã phát triển được qua nhiều năm tích lũy.
Đối với các nhà lãnh đạo đầy tham vọng, điều quan trọng cần nhớ là bạn sẽ không bao giờ thức dậy một ngày nào đó với sự tự tin kì diệu vào mọi việc bạn làm. Thay vào đó, những trải nghiệm (tốt và xấu) mà bạn trải qua trong suốt sự nghiệp mang đến cho bạn sự tự tin để chấp nhận rủi ro và đạt được những điều tuyệt vời.
5. Thế giới sẽ đi cùng bạn, nếu bạn chịu mở lời
Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn làm việc một mình là tốt nhất thì yêu cầu người khác giúp đỡ là một trong những con đường tốt nhất để thành công. Và đôi khi, những lời khuyên đó không phải là những gì bạn muốn nghe – nhưng cần có một bối cảnh bên ngoài để mang đến sự thúc đẩy mà bạn cần để thực hiện bước nhảy vọt đó. Thực hiện bước nhảy vọt đó đã cho tôi một số trải nghiệm nghề nghiệp tốt nhất trong đời.
Đừng bao giờ để lá chắn của bản ngã ngăn bạn chấp nhận rủi ro và học hỏi từ những trải nghiệm mới. Thế giới có thể trở thành “huấn luyện viên” của bạn – nếu bạn chấp nhận nó.
Những bài học này rất quan trọng đối với tôi để điều hướng thành công hành trình từ một đứa trẻ tò mò ở Ấn Độ đến vị trí CTO. Và tôi muốn xem những thách thức gì cho mình trên con đường phía trước.
Theo InformationWeek